3 Bước tự học piano đệm hát dành cho người mới bắt đầu
Tự học piano đệm hát có khó không? Học piano đệm hát cần phải bắt đầu từ đâu và chuẩn bị những điều gì?.. Đó là những trăn trở của các học viên tại ABM Music. Thấu hiểu được những tâm tư, suy nghĩ của học viên, hôm nay ABM Music sẽ chia sẻ với các bạn các bước tự học piano đệm hát một cách dễ hiểu và đơn giản nhất
1. Kiến thức nhạc lý:
– Tên/kí hiệu các hợp âm.
C D E F G A B
Đô Rê Mi Fa Sol La Si
Đây là kiến thức hết sức cơ bản nhất mà bất cứ ai cũng phải biết nếu bắt đầu chơi đệm hát
– Cấu tạo/ Thế bấm các hợp âm.
– Đọc nốt/ các kí hiệu trên bản nhạc (để viết hợp âm và đệm đàn đúng nhịp/tiết tấu)
Các bước tự học piano đệm hát
2. Đếm nhịp giữa các hợp âm có trong bài.
Lời bài hát & hợp âm:
“(F) Có chút bối rối, chạm (G) tay anh rồi
Vì (F) em đang mơ giấc dịu (C) dàng”
Khi dậm nhịp và đếm nhịp bạn sẽ biết được khoảng cách giữa 2 hợp âm liên tục trong bài là 4 nhịp. Suy ra rằng tay phải tập bấm giữ hợp âm và dậm theo cho đúng nhịp. Tiếp theo tay trái sẽ chơi các thế bấm hợp âm để đảm bảo đủ nhịp với tay phải. Khi tay phải chơi 4 nhịp (4 nốt đen), tay trái cũng chơi 4 nhịp (chơi 8 nốt đơn)
3. Lựa chọn, tìm hiểu các thế bấm, kiểu đệm đàn piano phù hợp.
Với mỗi người chơi piano sẽ có những kĩ thuật và mẹo hay khác nhau để chơi piano đệm hát, bạn có thể học hỏi ở nhiều nguồn khác nhau rồi để đúc kết cho bản thân mình những kiểu đệm hay kĩ thuật mà mình ưng ý nhất.
Việc vừa đệm piano và hát cùng lúc ban đầu sẽ là trở ngại ( vừa điều khiển 2 tay, vừa chú trọng giọng hát), do vậy để chơi piano kết hợp với đệm hát bạn cần một quá trình luyện tập “cân não”. Mách bạn nên lựa chọn những kiểu piano đệm hát đơn giản để có thể tập trung vào giọng hát của mình.
Một điều lưu ý nữa là đệm piano cho người khác hát, bạn phải thật sự tự tin và chắc nhịp để giữ nhịp cho người hát. Lúc này người chơi piano có thể sáng tạo, phiêu, vận dụng các kĩ thuật đệm hát khác nhau để làm phong phú thêm cho bản đệm piano của mình.
Xem thêm: