khóa học pianoHotline: 0902.008.999 - 0932.279.366

Cách ghi nhớ tất cả hợp âm từ cơ bản đến nâng cao

ABM Music đã nhận được nhiều câu hỏi về thế bấm các hợp âm có những kí tự giáng,thăng, có số, có gạch chéo khi chơi piano solo, piano đệm hát … Do đó trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có cách ghi nhớ các thế bấm của tất cả các hợp âm từ cơ bản đến nâng cao khi học piano.

Làm thế nào để tự suy luận cho tất cả các thế bấm mà không cần phải có 1 quyển sách từ điển hợp âm? Sau đây ABM Music sẽ hướng dẫn cho các bạn cách hiểu, cách ghi nhớ và quy luật để bấm 4 loại hợp âm.

Hợp âm Loại 1. Hợp âm trưởng/thứ: có 2 cách để học thuộc

Cách thứ nhất là tự nhớ hết 14 thế bấm hợp âm trưởng/thứ
Cách thứ hai nếu không nhớ nổi 14 hợp âm thì tự suy ra theo tên gọi như sau:
Hợp âm trưởng (1-5-4): hợp âm trưởng bao gồm 3 nốt, nốt thứ nhất là nốt gốc của hợp âm, nốt thứ hai là nốt được đếm từ nốt thứ nhất lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp, nốt thứ ba là nốt được đếm từ nốt thứ hai lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp.
 
Hợp âm thứ (1-4-5): tương tự cách giái thích như  hợp âm trưởng, nốt thứ nhất là nốt gốc, nốt thứ hai cách nốt thứ nhất 4 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau, nốt thứ ba cách nốt thứ hai 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau.

 
 

Loại 2. Hợp âm trưởng/thứ có dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b):  

 Bước 1: học thuộc/nắm được thế bấm trưởng/thứ của 14 hợp âm cơ bản.
Bước 2: Với hợp âm có dấu (#) thì tăng tất cả các nốt nhạc trong thế bấm trưởng/thứ lên nửa cung (tức tăng lên 1 phím đàn đen/trắng kế cạnh). Nếu hợp âm có dấu (b) thì giảm tất cả nốt nhạc trong thế bấm trưởng/thứ xuống nửa cung (tức giảm xuống 1 phím đàn đen/trắng kế cạnh)

Loại 3. Hợp âm trưởng/thứ có số hay thêm những kí hiệu khác: tất cả những hợp âm có số hay kí hiệu chữ khác đều mang ý nghĩa rằng: ngoài 3 nốt nhạc của hợp âm trưởng/thứ còn thêm các nốt nhạc khác ngoài 3 nốt này.

Trường hợp 1: hợp âm có số đằng sau 
Trường hợp 2: hợp âm vừa có số vừa kèm theo chữ M7 (△7), dim (o), sus, aug, hay dấu +/-
Đầu tiên, ta cần hiểu ý nghĩa của những chữ này là gì:
M7 (là hợp âm 7 trưởng – thêm nốt thứ 7 cách nốt gốc 1/2 cung)
Dim (là hợp âm giảm nốt bậc 3 và bậc 5 xuống 1/2 cung)
sus (là hợp âm treo, bỏ nốt bậc 3 và thêm một nốt nào khác)
aug (là hợp âm tăng – tăng nốt nhạc bậc 5 lên 1/2 cung)
Hợp âm có dấu cộng (+) tức tăng nốt nào đó lên nửa cung, dấu (-) tức là giảm nốt nhạc nào đó xuống nửa cung.

Quy luật cụ thể của các kí tự này:
Hợp âm M7 (kí hiệu có hình tam giác △): hợp âm trưởng thêm 1 nốt thứ 7 (nhưng nốt thứ 7 này cách nốt gốc là 1/2 cung).
Hợp âm dim, kí hiệu dấu (o) : hợp âm này có tác dụng giảm hai nốt ở bậc 3 và bậc 5 của hợp âm gốc xuống còn 1/2 cung.
Hợp âm sus ( sus2 hoặc sus4): hợp âm này có tác dụng thêm một nốt nhạc và bỏ đi nốt nhạc bậc 3 của hợp âm đi.
Hợp âm có dấu cộng (+)/dấu trừ (-) và số: tức là ở nốt thứ mấy được tăng hay giảm đi 1/2 cung.
Hợp âm có chữ (add) và có số: chữ “add” nghĩa của nó là thêm, add số mấy tức là thêm nốt thứ mấy.
Hợp âm aug (hợp âm tăng): chơi hợp âm trưởng sau đó tăng nốt thứ 5 của hợp âm lên 1/2 cung.
 


Loại 4. Hợp âm có dấu xẹt ngang (/): ý nghĩa của dấu (/)là chúng ta sẽ đảo thế bấm cho nốt sau dấu (/) là nốt đầu tiên mà tay trái của bạn chơi.

+ Hợp âm Gm/Bb: được hiểu là hợp âm Gm (bấm bình thường là Sol – Si(b) – Rê), khi viết Gm/Bb sẽ tự động đánh đảo thế đổi thứ tự các phím đàn là Si(b) – Rê – Sol 
Hy vọng rằng với bài viết này đã giúp mọi người có cái nhìn để tự hiểu và suy luận khi chơi hợp âm mà không phải lúng túng khi mỗi lần gặp hợp âm mới.
Các tin khác