Cách phát hiển sớm năng khiếu âm nhạc ở trẻ
Âm nhạc từ lâu đã là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người. Từ buổi sơ khai, con người đã biết dùng cành cây, viên sỏi làm nhạc cụ phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt của cá nhân và cả cộng đồng. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu đời sống tinh thần của con người lại được chú trọng hơn bao giờ hết. Các bậc các bậc phụ huynh ai cũng muốn những hoàng tử, công chúa của mình phải thật khoẻ mạnh và tài năng nên việc cho con học đàn phím (đàn piano hoặc đàn organ) là lựa chọn của rất nhiều người.
Các bậc phụ huynh ai cũng muốn con em mình phát triển tài năng qua con đường âm nhạc nhưng không phải bé nào cũng có thiên hướng về âm nhạc. Theo tồng hợp của giáo sư Howard Gardner thuộc trường Harvard Graduate School, có bảy dạng thiên khiếu thường gặp nhất ở trẻ em bao gồm: ngôn ngữ học, logic toán học, thẩm mỹ cơ thể, không gian, âm nhạc, hướng ngoại, hướng nội. Như vậy khi cho bé học đàn organ, đàn piano và tất cả các loại nhạc cụ khác các bậc phụ huynh cũng cần chú ý xem bé có thực sự thích âm nhạc và có thiên hướng về âm nhạc không.
Để nhận biết xem bé nhà mình có thiên hướng âm nhạc hay không, các bậc phụ huynh có thể dựa vào những đặc điểm sau đây .Tuy không phải lúc nào cũng có biểu hiện cụ thể nhưng nếu bé có năng khiếu về âm nhạc thường rất dễ nhận ra vì chúng nổi bật hơn những đứa trẻ cùng trang lứa:
1.Nếu bạn thấy bé rất tò mò, thường xuyên đặt câu hỏi tại sao về mọi thứ xung quanh thì đó chính là tín hiệu cho bạn thấy rằng bé rất ham tìm hiểu nhận thức cái mới lạ và cũng sẵn sàng chấp nhận khó khăn, chinh phục thử thách.
2.Bé nhà bạn rất khéo léo và linh hoạt trong việc sử dụng đôi tay, chân khi làm những hoạt động khó. Đây chính là cơ sở thực tiễn cho thấy bé có khả năng chơi đàn tốt, vì bạn biết rằng muốn chơi được một bản nhạc hay thì nhất định bé phải vận dụng được những ngón tay xinh xắn lướt điêu luyện trên phím đàn.
3. Khả năng ngôn ngữ là một yếu tố cần thiết để bé chơi đàn giỏi, bé sở hữu vốn từ vựng phong phú, có thể diễn đạt suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, tự tin khi giao tiếpthì chắc chắn rằng trong tư duy của bé có trí tưởng tưởng phong phú, khả năng tái hiện và tái tạo rất cao. Đây chính là tiêu chí cần thiết trong chơi đàn.
4. Bé thường biểu lộ một sức cảm thụ nhạy bén và hưởng ứng mạnh mẽ với âm nhạc. Không khó để nhận thấy có những bé chỉ cần bật nhạc là em sung sướng nhảy nhót, hát hò hết sức sôi động. Bé thường bị cuốn hút bởi những nhạc cụ âm nhạc và thích được khám phá. Tiếp thu nhanh chóng các giai điệu, bài hát và diễn đạt lại hết sức chính xác.
5.Bé có tài năng thường phân biệt được âm thanh của nhiều loại nhạc cụ như đàn piano, đàn organ, đàn guita, đàn tranh…Có khả năng ghi nhớ rất nhanh các giai điệu, đoạn nhạc khó mà những đứa trẻ khác không làm được.
6. Còn đây là cách nhận biết năng khiếu âm nhạc của bé theo quan niệm thông thường của nhiều người họ tin rằng con mình được trời phú cho khả năng âm nhạc xuất chúng chỉ vì trẻ thích hát hò và nhảy nhót khi còn thơ ấu. Song những đứa trẻ có tài năng thật sự về âm nhạc lại chỉ để ý đến những âm thanh mà người thường dễ bỏ qua. Đôi tai của chúng rất khó tính trong việc gạn lọc, phân tích các thể loại âm nhạc và độ trầm bổng khác nhau của âm thanh. Một số nhạc sĩ nổi tiếng lại có những quan sát đặc biệt hơn khi đào tạo học trò. Theo họ những đứa trẻ có ngón tay trỏ ngắn hơn so với ngón tay giáp út sẽ chơi đàn giỏi hơn, những bé thuận tay trái có cảm thụ âm nhạc tốt hơn bé thuận tay phải.
Nhận biết thôi chưa đủ nếu như cha mẹ không tạo điều kiện cho bé phát huy được tài năng thiên bẩm của mình . Để bé có thể phát huy năng khiếu của mình bố mẹ hãy cho bé tham gia vào các lớp học nhạc chuyên nghiệp, các trung tâm dạy piano, organ…như trường âm nhạc ABM Music tại Hà Nội… Khi bạn tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với nhạc cụ như đàn piano, đàn organ và rất nhiều các loại nhạc cụ khác nghĩa là bạn đã cho con cơ hội để có một nền học vấn toàn diện không chỉ về khoa học mà còn về nghệ thuật,giúp bé phát triển không chỉ thể chất mà còn cả tinh thần.